Khôi phục nhà Trần Trần_Nghệ_Tông

Năm 1369, Trần Dụ Tông mất ở tuổi 33. Khi ấy vua nhà Minh (Trung Quốc) là Chu Nguyên Chương sai Ngưu Lượng (牛諒 – Niu Liang) và Trương Dĩ Ninh (張以寧 – Zhang Yi-ning) đến Đại Việt để trao ấn bạc mạ vàng có khắc hình lạc đà. Đoàn sứ nhà Minh tới Đại Việt khoảng tháng 11 năm 1369 thì hay tin Dụ Tông đã chết nên hoãn việc phong vương.[3] Trương Dĩ Ninh sau đó bị bệnh mất, còn Ngưu Lượng thì khi trở về Trung Quốc, Hữu Tướng quốc Cung Định Đại vương Trần Phủ có ngâm bài thơ tiễn khách như sau:[1]

An Nam Tể tướng bất năng thi, Không bá trà âu tống khách quỳ.Viên tản sơn thanh, Lô thủy bích,Tùy phong trực nhập ngũ vân phi.

Dịch nghĩa:[1]

An Nam Tể tướng chẳng thơ hay,Chỉ có bình trà tiễn khách đây.Viên tản non xanh, Lô nước biếc,Xin bay theo gió tới năm mây.

Nghe vậy, sứ Minh xét đoán Cung Định Đại vương có số làm vua, sau quả nhiên như vậy.[1]

Dụ Tông chết, không có con nối, các quan bàn nhau rằng: "Cung Định vương Phủ là người rất hiền, nhưng anh không lẽ lại kế tự em". Cuối cùng mẹ ruột Dụ Tông là Hiến Từ Hoàng thái hậu đứng ra chọn người kế vị; bà chọn con trai người con lớn của bà là Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, tên là Trần Nhật Lễ. Theo sử sách, Nhật Lễ vốn không phải là tông thất nhà Trần mà mẹ Lễ là đào hát, vợ của kép hát Dương Khương. Thị đã mang thai Lễ trước khi làm thiếp của Cung Túc vương.[1]

Ngày 15 tháng 6 năm ấy, Trần Nhật Lễ lên ngôi, đặt niên hiệu là Đại Định (大定), tôn Hiến Từ Hoàng thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, truy tôn Cung Túc vương Nguyên Dục làm Hoàng thái bá, phong Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác làm Thái tể, Cung Định Đại vương Trần Phủ làm Thái sư, Cung Tuyên vương Trần Kính làm Hữu Tướng quốc.

Tháng 11 năm ấy, sau 5 tháng lên ngôi, Trần Nhật Lễ giết Hiến Từ Thái hoàng thái hậu trong cung. Bấy giờ lộ ra việc Nhật Lễ là con của kép hát, khiến Thái hoàng thái hậu thất vọng. Nhật Lễ sợ Thái hoàng thái hậu ra chỉ phế truất mình nên quyết định giết Thái hậu trong cùng. Sau đấy, Nhật Lễ rượu chè dâm dật, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là họ Dương. Người tôn thất và các quan đều thất vọng, bất bình, tìm mọi cách để lật đổ ngôi vua.

Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, các tông thất là cha con Thái tể Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh Công chúa đem người tôn thất vào thành định giết Nhật Lễ. Nhật Lễ trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và đều bị hại.

Tháng 10 âm lịch năm 1370, Thái sư Cung Định Đại vương vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh Trưởng công chúa hội ở sông Đại Lại,[4] phủ Thanh Hóa để dấy quân. Cung Tuyên vương giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.

Khi ấy, Nhật Lễ chuyên dùng Thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Cung Định Đại vương. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Cung Định Đại vương đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.

Trước kia, Cung Định Đại vương Phủ vốn không muốn tranh giành, nên chẳng hề suy nghĩ đến chuyện lên ngôi đại thống, khiến Thiên Ninh Công chúa phải khuyên ông: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác ? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!" Ông bèn ngâm một bài thơ ban cho Cung Tuyên vương Kính trước khi ông phải lên đường. Bài thơ có nội dung như sau:[1]

Vị cực sàm thâm tiện khứ quan,Trắc thân độ lĩnh nhập sơn man.Thất lăng hồi thủ thiên hàng lệ,Vạn lý môn tâm lưỡng mấn ban.Khử Võ đồ tồn Đường xã tắc,An Lưu phục đổ Hán y quan.Minh Tông sự nghiệp quân tu ký,Khôi phục Thần Kinh chỉ nhất hoàn.

Đại Việt Sử ký Toàn thư dịch là:[1]

Ngôi cả gièm nhiều mới bỏ quan,Né thân, vượt núi, tới sơn man.Bảy lăng[5] ngoảnh lại châu tuôn chảy,Muôn dặm đau lòng, tóc bạc lan.Diệt , giữ gìn Đường xã tắc,Phò Lưu lại thấy Hán y quan.Minh Tông sự nghiệp em nên nhớ,Thu phục thần kinh sắp khải hoàn.

Người đương thời đánh giá bài thơ này như một câu sấm.[1]

Vào tháng 11 cùng năm, tất cả anh em Cung Định Đại vương Phủ, Cung Tuyên vương Kính cùng với Thiên Ninh Công chúa dẫn quân về Kinh thành. Vào ngày 13 tháng 11, Cung Định Đại vương tới phủ Kiến Hưng, trước còn gọi là phủ Hiển Khánh, và đánh vào Hoàng cung. Dương Nhật Lễ bị phế bỏ, giáng xuống làm Hôn Đức công (昏德公).[1]